Việc chọn ra một chiếc thẻ nhớ máy ảnh ưng ý không phải là điều dễ dàng trước vô vàn những sự lựa chọn trên thị trường.
Nhất là đối với người chưa biết gì.
Vì vậy, mình viết bài viết này để tổng hợp tất cả những kiến thức cần có giúp bạn chọn ra 1 chiếc thẻ nhớ máy ảnh phù hợp với nhu cầu. Đồng thời mình cũng liệt kê một số thẻ nhớ máy ảnh tốt mà bạn có thể dễ dàng tìm mua ở thị trường Việt Nam.
Nếu bạn không có thời gian nghiên cứu, thì đây là một số gợi ý giúp bạn mua được chiếc thẻ nhớ máy ảnh phù hợp nhất!
Trước khi mua thẻ nhớ cho chiếc máy chụp hình của bạn, hãy tìm hiểu xem dòng máy đó sử dụng thẻ SD hay CF nhé.
PS: những loại thẻ nhớ máy ảnh này đều được dùng phổ biến cho Canon, Sony, Nikon và Fujifilm.
Loại thẻ: SDXC
Dung lượng: 64GB
Tốc độ đọc: 170MB/s
Giá: khoảng 450,000VND
Nếu bạn có đam mê và muốn chụp ảnh lâu dài thì dung lượng 64GB là một lựa chọn tối ưu, giúp bạn lưu trữ 2000 bức ảnh RAW hoặc 6400 ảnh JPEG Thẻ nhớ Sandisk Extreme Pro 64Gb là một lựa chọn hoàn hảo cho những nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp ở tất cả các thể loại.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm cái dòng thẻ nhớ máy ảnh tại đây
Thẻ nhớ máy ảnh là một dạng bộ nhớ mở rộng giúp bạn lưu trữ và truyền tại dữ liệu giữa các thiết bị kỹ thuật số bao gồm: máy ảnh, máy tính, điện thoại,... Thẻ nhớ máy ảnh thường có kích thước nhỏ.
Giờ mình sẽ đi vào phân tích một số tiêu chí để lựa chọn một chiếc thẻ nhớ phù hợp.
Điều này khá đơn giản.
Giả sử một bức ảnh RAW có dung lượng khoảng 30MB thì một chiếc thẻ nhớ 32GB có thể chứa tối đa khoảng 1000 bức ảnh định dạng RAW.
Thực tế thì, dung lượng của một bức ảnh RAW sẽ khác nhau tùy thuộc vào máy ảnh bạn đang sử dụng. Ví dụ ảnh RAW của máy ảnh Sony A6000 có dung lượng vào khoảng 25MB, trong khi file RAW của 1 chiếc Canon 5D mark iii thì khoảng 25 - 35MB.
Tương tự, một chiếc thẻ nhớ máy ảnh 16GB có thể chứa 500 bức ảnh RAW, 64GB có thể chứa 2000 bức ảnh RAW,...
Nếu bạn không chuyên chỉnh ảnh, và thường sử dụng định dạng JPEG, giả sử bạn chọn JPEG ở mức chất lượng cao nhất, thì dung lượng của 1 bức ảnh vào khoảng 5-10MB. Tương đương với 1600 bức ảnh với thẻ nhớ 16GB, 3200 bức ảnh với thẻ nhớ 32GB và 6400 bức ảnh JPEG với thẻ nhớ 64GB.
3000 bức ảnh là một con số có thể giúp bạn chụp thoải mái cả ngày trời mà không sợ thiếu dung lượng lưu trự rồi.
Hiện nay có rất nhiều loại thẻ nhớ máy ảnh khác nhau trên thị trường như thẻ nhớ micro SD, thẻ nhớ SD, thể nhớ CF, M2 (của Sony),... nhưng chỉ có 2 loại thẻ nhớ máy ảnh được sử dụng phổ biến đó là thẻ nhớ SD và thẻ nhớ CF.
3 loại SD, SDHC và SDXC có kích thước như nhau, chỉ khác nhau ở dung lượng lưu trữ.
Kí hiệu thẻ SD
Thẻ nhớ máy ảnh SD là từ viết tắt của tên gọi Secure Digital.
(SD không phải là SanDisk như mọi người lầm tưởng. Sandisk là tên 1 hãng sản xuất, không phải tên của loại thẻ)
Đây là loại thẻ nhớ được sử dụng rất phổ biến trong nhiếp ảnh. Từ các máy ảnh compact đến các máy ảnh DSLR chuyên nghiệp đa số đều sử dụng loại thẻ nhớ này.
Hạn chế duy nhất của thẻ nhớ SD là dung lượng lưu trữ.
Thẻ nhớ SD đầu tiên được sản xuất năm 1999 chỉ có dung lượng vỏn vẹn 2GB, có ký hiệu là SDSC.
Kí hiệu của thẻ SDHC
Nhưng qua thời gian, nhờ các tiến bộ của công nghệ lưu trữ, thẻ nhớ SD chuẩn HC ( viết tắt của High Capacity) được ra đời với dung lượng lên tới 32 GB (2006).
Kí hiệu của thẻ SDXC
Đến đầu năm 2009, chuẩn dung lượng lưu trữ tiếp theo của thẻ SD được công bố, ký hiệu là XC (viết tắt của Xtra Capacity). Chuẩn thẻ này cho phép lưu trữ dung lượng lên đến 2TB.
Thẻ nhớ MicroSD là định dạng nhỏ hơn của thẻ SD. (ngoài ra còn có MiniSD, lớn hơn MicroSD nhưng nhỏ hơn SD)
Có kích thước nhỏ, hạn chế về dung lượng và tốc độ nên thường thẻ Micro SD chỉ được dùng cho điện thoại di động.
Hiện nay, một số dòng action camera, drone như gopro, DIJ,... đang sử dụng loại thẻ này.
Được giới thiệu lần đầu tiên vào năm 1994, thẻ nhớ CF có lợi thế về cả tốc độ lẫn dung lượng lưu trữ. Đây là lựa chọn số 1 trong các dòng máy ảnh chuyên nghiệp trong một thời gian dài.
Tuy nhiên, hiện tại thẻ nhớ SD đã ngang ngửa thẻ CF về cả tốc độ lẫn dung lượng, trong khi lại rẻ hơn (thẻ SD giá chỉ bằng 1/2 thẻ CF cùng dung lượng). Kích thước thẻ nhớ SD cũng mỏng và ngắn hơn kích thước của thẻ CF.
Vì thế các dòng máy ảnh mới ra hiện nay đa số đều chuyển sang sử dụng thẻ SD. (ví dụ Sony A7m3 mới ra mắt 2018 sử dụng 2 khe cắm SD)
Tốc độ của thẻ nhớ máy ảnh được nói đến ở đây ám chỉ Tốc độ ghi (writing speed) và Tốc độ đọc (reading speed).
Tốc độ ghi: là tốc độ mà thẻ nhớ tiếp nhận thông tin từ máy ảnh, máy tính,...
Tốc độ đọc: là tốc độ mà thẻ nhớ tải thông tin sang máy ảnh, máy tính,...
Thường khi chọn mua thẻ nhớ máy ảnh, bạn sẽ quan tâm nhiều đến tốc độ ghi của thẻ hơn. Khi bạn chụp 1 bức ảnh, máy ảnh sẽ "ghi" bức ảnh đó lên thẻ nhớ, nếu tốc độ ghi của thẻ chậm hơn của máy ảnh, quá trình "ghi" này sẽ bị kéo dài.
Tốc độ của thẻ nhớ SD được phân loại bởi Hiệp hội thẻ SD theo các tiêu chí: tốc độ tối thiểu (Class Speed), công nghệ UHS, tốc độ tối thiểu của UHS (UHS Speed Class) và tốc độ quay video tối thiểu (Video Speed Class)
Tốc độ ghi tối thiểu ở đây có nghĩa là tốc độ ghi thấp nhất mà thẻ nhớ máy ảnh luôn duy trì, không chậm hơn được nữa.
Class là phân loại cơ bản nhất của thẻ SD, mọi thẻ SD đều có kí hiệu giống chữ C in trên đó. Chỉ số phân loại Class cho ta biết tốc độ ghi tối thiểu của thẻ.
UHS là công nghệ truyền tải dữ liệu theo phương thức BUS được Hiệp hội thẻ SD công bố năm 2009 và được kí hiệu là chữ số La Mã (I, II, III tương ứng với USH-I, UHS-II, UHS-III) bên cạnh kí hiệu SDHC, SDXC.
Tốc độ tối đa trên lý thuyết của các loại UHS:
Những thẻ nhớ sử dụng công nghệ UHS có kí hiệu tốc độ ghi tối thiểu riêng gọi là UHS Speed Class, có kí hiệu là U.
Nếu bạn sử dụng thẻ nhớ không hỗ trợ công nghê UHS, thì tốc độ ghi dữ liệu tối thiểu của máy sẽ tương ứng với tốc độ Class của thẻ (C), không phải của UHS Speed Class (U).
Ngoài ra, do nhu cầu quay Video ngày càng tăng, Hiệp hội thẻ SD lại tiếp tục cho ra một chỉ số phân loại khác đó là Video Speed Class, ký hiệu là V.
Thật hết sức phức tạp - nhưng cần thiết
Đây là bảng tương quan tốc độ ghi tối thiểu giữa các Class:
Xem thêm tại wiki
Đây là một ví dụ cho các bạn dễ hình dung:
Do sử dụng công nghệ khác nhau nên tất cả những Class bạn đọc ở trên thẻ SD sẽ không được áp dụng cho thẻ CF.
Nhưng may mắn thay, các kí hiệu trên thẻ CF rất trực quan và dễ đọc.
Ultra DMA, kí hiệu UDMA, là chỉ số phân loại tốc độ ghi tối đa mà thẻ CF có thể đạt được.
Và đây cũng là phân loại mà bạn cần để ý khi sử dụng thẻ CF.
Cách đọc các kí hiệu trên thẻ CF khá đơn giản:
Hi vọng qua bài viết này bạn sẽ chọn mua đựa chiếc thẻ nhớ máy ảnh ưng ý.
Nếu có bất cứ thắc mắc hay góp ý gì về thẻ nhớ máy ảnh, hãy comment bên dưới nhé.