DMCA.com Protection Status

Tin tức

Mẹo Hay

Tin Công Nghệ

Khuyến Mại

Cafe Nhiếp Ảnh

So Sánh - Đánh Giá

TOP Sản Phẩm

Chụp ảnh cơ bản

Hướng Dẫn Sử Dụng

[Cà Phê Nhiếp Ảnh] – Top 7 Bức Ảnh Có Giá Đắt Nhất Thế Giới

[Cà Phê Nhiếp Ảnh] – Top 7 Bức Ảnh Có Giá Đắt Nhất Thế Giới

10-03-2020, 12:00 AM 1657

TOP 7 BỨC ẢNH ĐẮT NHẤT THẾ GIỚI - ( CAFE NHIẾP ẢNH ) 

Với giá bán 4,3 triệu USD vào năm 2011, bức ảnh của Nhiếp ảnh gia người Andreas Gursky được đánh giá là bức ảnh đắt nhất thế giới tính đến thời điểm hiện nay. Còn 6 bức ảnh còn lại thì sao? có gì đặc sắc, bạn có muốn bỏ số tiền tương tự hoặc hơn để sở hữu nó không, hãy cùng theo dõi nha.

Nhiếp ảnh gia Ansel Adams đã chụp bức Moonrise, Hernandez, New Mexico vào tháng 11/1941. Bức ảnh nhanh chóng trở nên nổi tiếng và bản gốc được bán với giá 610.000 USD.

Kremlin Tobolsk là bức ảnh do Dmitry Medvedev chụp một thị trấn nhỏ ở Siberia năm 2009, khi ông đang giữ chức tổng thống Nga. Bức ảnh được mua với giá 1,7 triệu USD vào tháng 1/2010. Medvedev đã rất tự hào vì ảnh của ông vượt qua một bức họa của Putin (thủ tướng vào thời điểm đó) được bán với giá 1,1 triệu USD.

Edward Steichen chụp bức ảnh The Pond-Moonlight vào năm 1904 tại New York, Mỹ. Đây không phải là bức ảnh màu đầu tiên trên thế giới, nhưng nó là một trong những bức ảnh màu đầu tiên được biết đến rộng rãi nhất. Năm 2006, bức ảnh được bán với giá 2,9 triệu USD.

Nhiếp ảnh gia Jeff Wall đã chụp bức ảnh Dead Troops Talk vào năm 1992 và được bán với giá 3,7 triệu USD trong một phiên đấu giá.

99 Cent II Diptychon được chụp vào năm 2001 của Andreas Gursky được bán với giá 3,34 triệu USD vào tháng 2/2007.

Được chụp vào năm 1981, bức ảnh Untitled 96 của nhiếp ảnh gia Cindy Sherman được bán với giá 3,9 triệu USD vào năm 2011.

Với giá bán 4,3 triệu USD vào năm 2011, Rhein II được bình chọn là bức ảnh đắt nhất thế giới. Nhiếp ảnh gia người Andreas Gursky đã chụp bức ảnh vào năm 1999, miêu tả cảnh đẹp của sông Rhine ở Đức, chảy giữa các thảm cỏ xanh tươi. Dù đây là bức ảnh đắt giá nhất mọi thời đại, nhưng Rhein II lại bị chỉnh sửa bằng kỹ thuật số. Ban đầu, trong bức ảnh Andreas chụp còn có cả một tòa nhà và hình ảnh người dân đi dạo. Điều này đã gây ra tranh cãi trong dư luận, nhiều người cho rằng một bức ảnh đắt tiền là một bức ảnh không nên có sự can thiệp của photoshop.

Theo Vnexpress

Tin mới nhất
Nhận xét bài viết
Top xem nhiều nhất
1 So sánh kích thước Fujifilm GFX100RF vs GFX50R vs X100VI vs Leica Q3 vs Sony RX1rII vs Hasselblad X2D
Cập nhật : 24-03-2025, 12:00 AM - Lượt xem : 266

So sánh kích thước Fujifilm GFX100RF vs GFX50R vs X100VI vs Leica Q3 vs Sony RX1rII vs Hasselblad X2D

So sánh kích thước Fujifilm GFX100RF vs GFX50R vs X100VI vs Leica Q3 vs Sony RX1rII vs Hasselblad X2D
2 So sánh kích thước Leica Q3 và Fujifilm GFX100RF
Cập nhật : 24-03-2025, 12:00 AM - Lượt xem : 36

So sánh kích thước Leica Q3 và Fujifilm GFX100RF

Leica Q3 và Fujifilm GFX100RF là hai chiếc máy ảnh được nhiều người dùng quan tâm, không chỉ về tính năng mà còn về kích thước và trọng lượng. Hãy cùng so sánh chi tiết kích thước hai dòng máy này.
3 Máy Mới Fujifilm GFX100RF: Sự kết hợp hoàn hảo giữa X100VI và GFX100
Cập nhật : 14-03-2025, 12:00 AM - Lượt xem : 155

Máy Mới Fujifilm GFX100RF: Sự kết hợp hoàn hảo giữa X100VI và GFX100

Máy Mới Fujifilm GFX100RF: Sự kết hợp hoàn hảo giữa X100VI và GFX100
4 Chương Trình Khuyến Mại Sony Tháng 3- 2025
Cập nhật : 11-03-2025, 12:00 AM - Lượt xem : 71

Chương Trình Khuyến Mại Sony Tháng 3- 2025

Chương trình Khuyến Mại Sony Tháng 3 - 2025 
5 Hướng Dẫn Cách Update Frimware Cho Máy Ảnh Fujifilm
Cập nhật : 27-02-2025, 12:00 AM - Lượt xem : 91

Hướng Dẫn Cách Update Frimware Cho Máy Ảnh Fujifilm

Hướng Dẫn Cách Update Firmware Cho Máy Ảnh Fujifilm 
6 Kính Lọc ND và Kính Lọc CPL: Sự Khác Biệt và Cách Sử Dụng Hiệu Quả
Cập nhật : 11-02-2025, 12:00 AM - Lượt xem : 330

Kính Lọc ND và Kính Lọc CPL: Sự Khác Biệt và Cách Sử Dụng Hiệu Quả

Trong nhiếp ảnh, kính lọc (filter) là phụ kiện quan trọng giúp kiểm soát ánh sáng và cải thiện chất lượng hình ảnh. Hai loại kính lọc phổ biến nhất là kính lọc ND (Neutral Density) và kính lọc CPL (Circular Polarizer). Tuy nhiên, mỗi loại có công dụng và cách sử dụng khác nhau. Hãy cùng tìm hiểu sự khác biệt giữa chúng để lựa chọn phù hợp cho nhu cầu chụp ảnh của bạn.
loading